ĐĂNG KÝ THAM GIA

Chọn

ĐĂNG KÝ

p

DỰ THI

Chọn

DỰ THI

p

KẾT QUẢ & ĐÁP ÁN

Chọn

ĐÁP ÁN

p

THÔNG BÁO TỪ BAN TỔ CHỨC

THỜI GIAN TỔ CHỨC HỘI THI

- Thời gian thi: Từ ngày 05/9/2022 đến hết ngày 25/9/2022, được tổ chức thành 03 đợt thi gồm 3 tuần thi.

a) Đợt 1: Từ ngày 05/9/2022 đến hết ngày 11/9/2022 (01 tuần).

b) Đợt 2: Từ ngày 12/9/2022 đến hết ngày 18/9/2022 (01 tuần).

c) Đợt 3: Từ ngày 19/9/2022 đến hết ngày 25/9/2022 (01 tuần).

- Lễ tổng kết và trao giải: Tổ chức trong tháng 10 năm 2022.

BÀI VIẾT

BỘ CÂU HỎI CUỘC THI


BỘ CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

Hội thi trực tuyến “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong công tác Hội

và phong trào nông dân” năm 2022

 

Phần 1 – Chọn 15 câu/ tổng 43 câu

I. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG, HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO VIÊN (7 câu)

Câu 1: Đối tượng kiêm nhiệm công tác tuyên truyền miệng, tham gia đội ngũ tuyên truyền viên của Hội Nông dân cấp cơ sở gồm những thành phần nào sau đây?

A. Là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Chấp hành, Chi hội trưởng.

B. Là Chủ tịch, Phó Chủ tịch.

C. Là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Chấp hành.

D. Là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Chi hội trưởng.

Câu 2: Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên kiêm nhiệm ở các cấp Hội Nông dân cơ sở cần tập trung triển khai nhiệm vụ gì?

A. Tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của Hội.

B. Tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đáp ứng yêu cầu công tác báo cáo viên và tuyên truyền miệng trong tình hình mới.

C. Duy trì công tác nắm bắt dư luận xã hội, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của hội viên, nông dân và phản ánh kịp thời với cấp ủy Đảng, chính quyền và Hội cấp trên.

D. Cả 3 nhiệm vụ trên.

Câu 3: Việc rà soát, kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên ở các cấp Hội Nông dân cơ sở hàng năm nhằm mục đích gì?

A. Nhằm nắm bắt tình hình thực tế công tác Hội và phong trào nông dân tại các cơ sở Hội.

B. Nhằm cập nhật tình hình hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, qua đó có các giải pháp đổi mới phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

C. Nhằm kịp thời triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

D. Cả A và C.

Câu 4: Yêu cầu của đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên ở các cấp Hội Nông dân cơ sở bảo đảm những tiêu chuẩn gì?

A. Bảo đảm tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ (có kỹ năng truyền đạt, thuyết phục, nhạy bén trong nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội, tuyên truyền miệng).

B. Bảo đảm tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị.

C. Bảo đảm tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức.

D. Bảo đảm tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ.

Câu 5: Những nội dung tuyên truyền nào được Hội Nông dân tỉnh phối hợp triển khai trong công tác tuyên truyền miệng thời gian qua?

A. Công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội.

B. Công tác xây dựng Đảng; phát triển kinh tế - xã hội; văn hóa-xã hội, khoa học, giáo dục đào tạo, công nghệ và môi trường; quốc phòng - an ninh và công tác đối ngoại.

C. Văn hóa-xã hội, khoa học, giáo dục đào tạo, công nghệ và môi trường.

D. Quốc phòng - an ninh và công tác đối ngoại.

Câu 6: Giải pháp nào sau đây được Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tập trung triển khai nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới ?

A. Chú trọng đổi mới phương pháp tuyên truyền nhằm nâng hiệu quả trong công tác tuyên truyền, triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của Hội; cải tiến chất lượng hoạt động của lực lượng nòng cốt làm công tác tuyên truyền miệng ở một số địa phương.

B. Quan tâm bồi dưỡng, đào tạo để xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, có uy tín và có năng lực vận động các phong trào nông dân; đội ngũ cán bộ cơ sở phải nắm vững nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực tuyên truyền và hướng dẫn chi Hội, tổ Hội thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định trong Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam.

C. Thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền, hướng dẫn quán triệt các văn bản của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác Báo cáo viên, tuyên truyền miệng nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.

D. Cả 3 giải pháp trên.

Câu 7: Giải pháp trọng tâm nào nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới ?

A. Bồi dưỡng, đào tạo để xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, có uy tín và có năng lực vận động các phong trào nông dân.

B. Các cấp Hội tăng cường đi cơ sở, duy trì công tác nắm bắt dư luận xã hội, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của hội viên, nông dân và phản ánh kịp thời với cấp ủy Đảng, chính quyền và Hội cấp trên.

C. Thường xuyên kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở các cấp Hội Nông dân cơ sở.

D. Chú trọng đổi mới phương pháp tuyên truyền nhằm nâng hiệu quả trong công tác tuyên truyền, triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của Hội; cải tiến chất lượng hoạt động của lực lượng nòng cốt làm công tác tuyên truyền miệng ở một số địa phương.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN TRỌNG TÂM TRONG CÔNG TÁC HỘI, PHONG TRÀO NÔNG DÂN NĂM 2022 (19 câu)

Câu 1: Năm 2022 là năm kỷ niệm lần thứ mấy ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam?

A. 90

B. 91

C. 92

D. 93

Câu 2: Năm 2022, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh Đồng Nai giai đoạn nào?

A. 2015 - 2020

B. 2016 - 2021

C. 2017 - 2021

D. 2017 – 2022

Câu 3: Năm 2022, Hội Nông dân các cấp tỉnh Đồng Nai giới thiệu 3 nông dân xuất sắc có tên dưới đây tham gia bình xét Danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022”, ai là người được chọn và công bố trong danh sách 100 nông dân thuộc 63 tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5732-QĐ/HNDTW ngày 29/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam?

A. Lý Minh Hùng

B. Vòng Say Chi

C. Trần Quang

D. Cả 3 ông có tên trên.

Câu 4: Nội dung giám sát cụ thể nào được Hội Nông dân tỉnh chọn triển khai trong năm 2022?

A. Giám sát việc thực hiện công tác Hội và phong trào nông dân năm 2022.

B. Giám sát theo Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

C. Giám sát việc triển khai chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất tại huyện Nhơn Trạch và Vĩnh Cửu.

D. Giám sát theo Quy định số 12-QĐ/TU ngày 24/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ đảng viên trên địa bàn tỉnh.

Câu 5: Giải pháp nào sau đây nhằm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng vận động, công tác tập hợp hội viên của các cấp Hội trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là cơ sở?

A. Hội Nông dân các cấp duy trì tổ chức sinh hoạt định kỳ và định hướng các nội dung sinh hoạt phù hợp theo sự chỉ đạo của Hội Nông dân cấp trên.

B. Thường xuyên đổi mới nội dung và đa dạng các hình thức sinh hoạt phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; thường xuyên khảo sát nắm lại thực chất số lượng hội viên, nông dân và tổ chức hoạt động của Hội; đề ra giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội Nông dân cơ sở và chất lượng hội viên.

C. Nắm tình hình, tâm tư, các vấn đề liên quan đến nguyện vọng, lợi ích chính đáng, hợp pháp của cán bộ, hội viên, nông dân và những vấn đề liên quan đến hiệu quả hoạt động của Hội; những vấn đề bức xúc đang nổi lên trong hội viên nông dân.

D. Cả A và C.

Câu 6: Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh và Bưu điện tỉnh Đồng Nai về hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa được ký kết trong giai đoạn nào?

  1. 2022-2023
  2. 2022-2025
  3. 2022-2026
  4. 2022-2027

Câu 7: Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh và Bưu điện tỉnh Đồng Nai về hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa giai đoạn 2022-2025 tập trung phối hợp thực hiện mấy nhiệm vụ chính?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 8: Lợi ích khi nông dân đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử POSTMART.VN là gì?

A. Được cung cấp kênh quản lí bán hàng miễn phí.

B. Mở rộng kênh bán hàng.

C. Tiếp cận chuyển đổi số.

D. Cả 3 lợi ích trên.

Câu 9: Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai về việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp được ký kết triển khai trong giai đoạn nào?

A. Giai đoạn 2022 – 2023

B. Giai đoạn 2022 – 2025

C. Giai đoạn 2023 – 2025

D. Giai đoạn 2024 – 2025

Câu 10: Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2025 tập trung triển khai hoạt động nào sau đây?

A. Hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông thôn.

B. Tập trung vào các hoạt động khuyến nông.

C. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; tập trung vào các hoạt động khuyến nông, tư vấn, tập huấn, đào tạo nghề nông nghiệp.

D. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và đặc biệt trong việc thực hiện chương trình chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Câu 11: Thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai và Công ty Bảo hiểm PVI Đông Nam Bộ thực hiện “Chương trình an sinh xã hội, phúc lợi cho cán bộ, hội viên, nông dân” được triển khai trong giai đoạn nào?

  1. 2020-2025
  2. 2022-2025
  3. 2022-2027
  4. 2022-2026

Câu 12: Trách nhiệm của Hội Nông dân các cấp trong tổ chức, triển khai Chương trình Thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai và Công ty Bảo hiểm PVI Đông Nam Bộ?

A. Tuyên truyền đến các cấp Hội và cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh về Thỏa thuận hợp tác.

B. Tạo điều kiện để Bảo hiểm PVI phối hợp các cấp Hội để tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm đến với cán bộ, hội viên, nông dân và cung cấp sản phẩm theo Thỏa thuận đã ký kết.

C. Tạo điều kiện để Bảo hiểm PVI phối hợp với các cấp Hội, tổ chức các hoạt động, sự kiện giới thiệu sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm tại các các sự kiện do Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tổ chức.

D. Cả 3 trách nhiệm trên.

Câu 13: Nội dung tuyên truyền nào sau đây cần tập trung triển khai về các điều kiện để thành lập Chi Hội, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp?

A. Chi Hội, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp được hình thành trên cơ sở các Tổ vay vốn, các Hợp tác xã, Câu lạc bộ năng suất cao, Tổ Hợp tác, các mô hình, dự án do Hội xây dựng và tổ chức hoạt động, hoặc từ những hội viên có nhu cầu liên kết sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hướng tới mục tiêu thành lập Hợp tác xã, Tổ hợp tác và doanh nghiệp.

B. Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp được thành lập trong Chi Hội Nông dân nghề nghiệp hoặc được thành lập trực thuộc Chi Hội trên địa bàn dân cư và Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp có thể trực thuộc cơ sở Hội.

C. Số lượng: Để thành lập, Chi Hội phải có từ 15 hội viên trở lên (có Ban Chấp hành Chi Hội, Chi Hội trưởng, Chi Hội phó); Tổ Hội có từ 5 hội viên trở lên (có Tổ trưởng và Tổ phó).

D. Cả 3 nội dung trên.

Câu 14: Năm 2022, nội dung chuyên đề nào sau đây được triển khai nhằm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?

A. “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

B. “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

C. “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới”.

D. “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

Câu 15: Hướng dẫn số 42-HD/HNDT ngày 04/5/2021 về tiêu chí xây dựng và xét chọn mô hình, điển hình “Dân vận khéo” ở các cấp Hội Nông dân cơ sở được áp dụng trong thời gian nào?

A. Năm 2021

B. Năm 2022

C. Giai đoạn 2021-2025

D. Đến hết năm 2030.

Câu 16: Việc xây dựng và xét chọn các mô hình và điển hình “Dân vận khéo” được áp dụng trong mấy lĩnh vực ? Gồm những lĩnh vực cụ thể nào?

A. 2 lĩnh vực, gồm: kinh tế và xã hội.

B. 2 lĩnh vực, gồm: quốc phòng và an ninh.

C. 2 lĩnh vực, gồm: kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị.

D. 3 lĩnh vực, gồm: kinh tế - xã hội; quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị.

Câu 17: Quy trình công nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo” gồm những bước nào?

A. Vào tháng 2 hàng năm, Hội Nông dân tỉnh phát động và triển khai đến Hội Nông dân các huyện, thành phố đăng ký mô hình thi đua “Dân vận khéo” (riêng những công việc, thành tích đột xuất, phát sinh trong công tác, thì không phải đăng ký). Hội Nông dân cấp huyện phát động Hội Nông dân cơ sở đăng ký thực hiện và tổng hợp, theo dõi, xét chọn công nhận các mô hình vào tháng 10 hàng năm gởi về Hội Nông dân tỉnh.

B. Tập thể, cá nhân điển hình phải có báo cáo thành tích “Dân vận khéo”; căn cứ vào các tiêu chí để đánh giá mức độ đạt được của điển hình; nêu rõ cách làm, kinh nghiệm, tính lan tỏa, hiệu quả, sự bền vững của điển hình. Cấp ủy cơ sở có đánh giá, nhận xét, xác nhận vào bản báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo”.

C. Thẩm quyền quyết định công nhận các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” do địa phương, đơn vị trực tiếp phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo” xem xét công nhận; các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” phải có xác nhận của cấp ủy cùng cấp.

D. Cả 3 bước trên.

Câu 18: Việc triển khai các tiêu chí xây dựng và xét chọn mô hình, điển hình “Dân vận khéo” ở các cấp Hội Nông dân cơ sở nhằm mục đích gì?

A. Nhằm xác định, đánh giá công nhận các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” ở các cấp Hội Nông dân cơ sở thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” hàng năm; Tránh nhầm lẫn giữa mô hình “Dân vận khéo” với mô hình tiên tiến và các phong trào hoạt động của Hội; giữa điển hình cá nhân “Dân vận khéo” với gương “Người tốt, việc tốt”.

B. Đảm bảo việc bình xét, công nhận các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” theo nguyên tắc: Công khai, dân chủ trong bình chọn; đúng tiêu chuẩn mô hình, điển hình, được tập thể nơi điển hình công nhận. Các tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo” phải có sức lan tỏa cao trên địa bàn, lĩnh vực hoạt động tại địa phương, đơn vị.

C. Đảm bảo việc bình xét, công nhận các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” theo nguyên tắc công khai và dân chủ.

D. Cả A và B.

Câu 19: Một số chỉ tiêu trọng tâm được Hội Nông dân tỉnh triển khai nhằm thực hiện công tác dân vận ở các cấp Hội Nông dân cơ sở năm 2022 gồm chỉ tiêu nào?

A. Tỷ lệ tập hợp quần chúng trong độ tuổi vào tổ chức Hội hàng năm đạt 75% trở lên; Trên 80% Hội Nông dân các cấp đạt các tiêu chí Dân vận khéo; Trên 80% Hội Nông dân các cấp thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; Cơ sở Hội vững mạnh đạt trên 80%.

B. Tỷ lệ tập hợp quần chúng trong độ tuổi vào tổ chức Hội hàng năm đạt 70% trở lên; Trên 80% Hội Nông dân các cấp đạt các tiêu chí Dân vận khéo; Trên 80% Hội Nông dân các cấp thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; Cơ sở Hội vững mạnh đạt trên 85%.

C. Tỷ lệ tập hợp quần chúng trong độ tuổi vào tổ chức Hội hàng năm đạt 70% trở lên; Trên 80% Hội Nông dân các cấp đạt các tiêu chí Dân vận khéo; Trên 80% Hội Nông dân các cấp thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; Cơ sở Hội vững mạnh đạt trên 80%.

D. Tỷ lệ tập hợp quần chúng trong độ tuổi vào tổ chức Hội hàng năm đạt 70% trở lên; Trên 85% Hội Nông dân các cấp đạt các tiêu chí Dân vận khéo; Trên 80% Hội Nông dân các cấp thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; Cơ sở Hội vững mạnh đạt trên 80%.

III. MỘT SỐ HÌNH THỨC ĐỔI MỚI TUYÊN TRUYỀN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN TRONG THỜI GIAN TỚI (17 câu)

Câu 1: Trang thông tin điện tử của Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai là trang nào dưới đây?

A. https://mail.dongnai.gov.vn.

B. http://hoinongdan.dongnai.gov.vn.

C. https://www.dongnai.gov.vn/Pages/home.aspx.

D. http://dhcv.hoinongdan.dongnai.gov.vn.

Câu 2: Trang mạng xã hội của Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai là trang nào dưới đây?

A. Zalo “HND tỉnh”.

B. Fanpage “Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai”.

C. Facebook “Nông dân Đồng Nai”.

D. Cả B và C.

Câu 3: Trang thông tin điện tử nào sau đây là trang chính thức cung cấp các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của tỉnh về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật?

A. http://pbgdpl.dongnai.gov.vn/

B. http://www.baodongnai.com.vn/

C. https://www.dongnai.gov.vn/Pages/home.aspx

D. http://tuyengiao.dongnai.gov.vn/Pages/default.aspx

Câu 4: Chương trình “Đồng hành cùng nông dân” năm 2022 do Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai thực hiện được phát sóng vào khung giờ nào?

A. 17 giờ 50 Thứ năm cách tuần trên kênh ĐN2.

B. 19 giờ Thứ năm cách tuần trên kênh ĐN2.

C. 17 giờ 50 Chủ nhật cách tuần trên kênh ĐN2.

D. 19 giờ Chủ nhật cách tuần trên kênh ĐN2.

Câu 5: Năm 2022, Hội Nông dân tỉnh triển khai hoạt động nào nhằm đổi mới hình thức tuyên truyền, thiết thực chào mừng 92 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam ?

A. Nâng cấp Trang thông tin điện tử của HND tỉnh Đồng Nai và tổ chức Hội thi trực tuyến “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong công tác Hội và phong trào nông dân” năm 2022.

B. Triển khai Chương trình phối hợp với Bưu điện tỉnh hỗ trợ nông dân kết nối tiêu thụ sản phẩm.

C. Triển khai Chương trình phối hợp với công ty PVI Đông Nam Bộ về hỗ trợ bảo hiểm an sinh, phúc lợi cho cán bộ, hội viên nông dân.

D. Cả B và C.

Câu 6: Ý nghĩa của Hội thi trực tuyến “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong công tác Hội và phong trào nông dân” năm 2022 nhằm mục đích gì?

A. Nhằm tuyên truyền kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2022). 

B. Nhằm đánh giá thực trạng hoạt động tuyên truyền và chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên cấp cơ sở và tuyên truyền những phương pháp truyền đạt hữu hiệu, góp phần đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Hội đi vào cuộc sống, thiết thực chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam.

C. Nhằm tuyên truyền Trang thông tin điện tử mới của Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đến cán bộ, hội viên, nông dân cùng biết và theo dõi.

D. Cả A và C.

Câu 7: Việc nâng cấp Trang thông tin điện tử của Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai nhằm đổi mới nội dung trọng tâm nào sau đây?

A. Xây dựng giao diện trang thông tin điện tử hiện đại, thân thiện, tạo cho người dùng cảm giác thoải mái, thao tác dễ dàng khi truy cập vào trang.

B. Để thông báo, phổ biến, cập nhật và tuyên truyền rộng rãi trong hội viên, nông dân các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

C. Nhằm cập nhật, truy xuất dữ liệu, thông tin trên trang nhanh chóng và hiệu quả hơn; đa dạng các nội dung chuyên mục, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin về các chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tình hình hỗ trợ tiêu thụ nông sản, các mô hình nông nghiệp hay hiệu quả; tuyên truyền và nhân rộng các gương điển hình…

D. Cả A và B.

Câu 8: Các hình thức tổ chức học tập, sinh hoạt chuyên đề thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW được Hội Nông dân tỉnh tập trung triển khai trong thời gian qua gồm những hình thức nào?

A. Tổ chức học tập, sinh hoạt chuyên đề định kỳ gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực và hiệu quả. Các cấp Hội xây dựng kế hoạch, hướng dẫn thực hiện những nội dung chuyên đề hàng năm gắn với kỷ niệm ngày thành lập Hội, lồng ghép qua sinh hoạt các câu lạc bộ, chi Hội, tổ Hội định kỳ; qua giao lưu gặp mặt…

B. Ngay từ đầu năm, mỗi cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan của các cấp Hội trên địa bàn tỉnh đăng ký nội dung thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của cấp ủy địa phương; định kỳ 6 tháng, cuối năm, từng cá nhân tự kiểm điểm, đánh giá cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

C. Lồng ghép tuyên truyền, thực hiện chuyên đề với việc triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) và Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư (khóa XII).

D. Cả 3 hình thức trên.

Câu 9: Giải pháp nào được Hội Nông dân tỉnh tập trung triển khai ở các cấp Hội Nông dân cơ sở góp phần nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu về việc học tập và làm theo Bác?

A. Gắn việc học tập với làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, hội viên, trước hết là người đứng đầu.

B. Đổi mới nội dung học tập, tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

C. Đổi mới phương pháp, hình thức học tập, tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

D. Cả B và C.

Câu 10: Giải pháp nào sau đây được Hội Nông dân tỉnh tập trung triển khai trong năm 2022 về công tác dân vận ở các cấp Hội Nông dân cơ sở ?

A. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, hội viên nông dân; phát huy vai trò của Hội Nông dân các cấp để thực hiện tốt công tác dân vận.

B. Thực hiện nề nếp, quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đối thoại trực tiếp, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, hội viên nông dân; đảm bảo điều kiện cho cán bộ, hội viên nông dân phát huy quyền làm chủ, tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

C. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng vận động, công tác tập hợp hội viên của Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là cơ sở. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo.

D. Cả 3 giải pháp trên.

Câu 11: Giải pháp nào sau đây được Hội Nông dân tỉnh tập trung triển khai thực hiện để nắm bắt và phản ánh dư luận xã hội trong cán bộ, hội viên nông dân?

A. Các cấp Hội tăng cường đi cơ sở, tích cực nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân.

B. Các cấp Hội thường xuyên phối hợp tuyên truyền Kết luận số 100-KL/TW, ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội.

C. Các cấp Hội tăng cường đi cơ sở, tích cực nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân; chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền các cấp về giải pháp, cơ chế, chính sách để giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của hội viên nông dân ngay từ cơ sở.

D. Cả A và B.

Câu 12: Giải pháp nào được các cấp Hội trong tỉnh tập trung triển khai về công tác tuyên truyền biển, đảo trong năm 2022?

A. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác biên giới lãnh thổ quốc gia trong tình hình mới, nhất là theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các văn bản liên quan.

B. Phối hợp tuyên truyền, đa dạng các hình thức, đặc biệt là trên nền tảng internet, mạng xã hội, phát huy các hình thức tuyên truyền trực quan và qua các tác phẩm nghệ thuật. Lồng ghép tổ chức các hội nghị tuyên truyền, thông tin về tình hình biển, đảo cho cán bộ, hội viên, nông dân tại địa phương, đơn vị. Tiếp tục thực hiện tốt việc đánh giá, sơ kết công tác tuyên truyền biển, đảo trong năm 2022.

C. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, hội viên nông dân; phát huy vai trò của Hội Nông dân các cấp để thực hiện tốt công tác dân vận.

D. Cả A và C.

Câu 13: Trong công tác tuyên truyền biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia năm 2022 cần đảm bảo yêu cầu trọng tâm nào?

A. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác biên giới lãnh thổ quốc gia trong tình hình mới, nhất là theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các văn bản liên quan. Nội dung tuyên truyền kịp thời, chính xác, nhất là các vấn đề mới phát sinh; đồng thời đa dạng các hình thức tuyên truyền phù hợp.

B. Thường xuyên nắm tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên, nông dân về tình hình biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia.

C. Đa dạng các hình thức tuyên truyền về tình hình biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia.

D. Cả B và C.

Câu 14: Để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Hội Nông dân các cấp đã trong tỉnh triển khai giải pháp nào sau đây?

A. Tuyên truyền vận động hội viên, nông dân sản xuất đảm bảo chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế; tập trung sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm OCOP. 

B. Tuyên truyền, giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt có chất lượng, những địa chỉ doanh nghiệp uy tín để người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt trên thị trường. Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân ưu tiên sử dụng hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư sản xuất trong nước đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. 

C. Đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp, thiết thực với nông dân; kịp thời tuyên truyền nhân rộng các cách làm hay, sáng tạo và gương điển hình trong thực hiện Cuộc vận động.

D. Cả 3 giải pháp trên.

Câu 15: Giải pháp chủ yếu nào được các cấp Hội trong tỉnh tập trung tuyên truyền nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình trong thời gian tới?

A. Thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, hội viên, trước hết là người đứng đầu.

B. Các cấp Hội tăng cường xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị định kỳ, thường xuyên đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý.

C. Tăng cường đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị định kỳ, thường xuyên đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đề cao trách nhiệm nêu gương, ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm các quy định nêu gương, quy định về những điều đảng viên không được làm.

D. Cả A và B.

Câu 16: Hình thức nào sau đây được Hội Nông dân các cấp trong tỉnh triển khai nhằm tổ chức đợt sinh hoạt chính trị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ?

A. Tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ, cơ quan, đơn vị định kỳ hàng tháng và cuối năm.

B. Tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ, cơ quan, đơn vị định kỳ hàng quý.

C. Tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ, cơ quan, đơn vị định kỳ hàng tháng.

D. Tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ, cơ quan, đơn vị định kỳ 6 tháng một lần.

Câu 17: Cộng tác viên website Hội Nông dân tỉnh cần đáp ứng yêu cầu nào sau đây để đảm bảo tính thời sự khi viết và đưa tin tuyên truyền hoạt động Hội, phong trào nông dân?

A. Tin bài tuyên truyền tập trung phản ánh các hoạt động nổi bật trong công tác Hội và phong trào nông dân trên địa bàn, các mô hình kinh tế có hiệu quả của cán bộ, hội viên nông dân ở địa phương, hoạt động hỗ trợ nông dân, gương điển hình tiên tiến.

B. Nắm vững các quy định về cung cấp thông tin, cập nhật tin, bài, tài liệu trên website Hội Nông dân tỉnh, đặc biệt là thời hạn gửi về cho Ban Biên tập website chậm nhất là 1 ngày sau khi thông tin được phát hành hoặc sau khi tin tức, sự kiện được diễn ra.

C. Thông tin bài viết gửi về phải chính xác, đầy đủ, chất lượng, có tính định hướng, nêu rõ được vai trò, vị thế của các cấp Hội.

D. Cả A và C.

---

Phần 2 – Chọn 05 câu/ tổng 57 câu

I. TỔ CHỨC HỘI, NGHỊ QUYẾT CỦA TWH, CHÍNH SÁCH CỦA TỈNH (17 câu):

Câu 1: Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã trải qua mấy kỳ Đại hội?

A.  6                                   B. 8

C. 7                                    D. 9

Câu 2: Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai lần thứ IX đề ra chỉ tiêu hàng năm có bao nhiêu % cán bộ, hội viên nông dân được tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết và Điều lệ Hội

A: 70%          B: 80%         C: 90%        D: 100%

Câu 3: Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai lần thứ IX đề ra chỉ tiêu hàng năm có bao nhiêu % đơn vị Hội cấp huyện và cơ sở xếp loại vững mạnh.

A. 85% đơn vị cấp huyện và 70% trở lên tổ chức Hội cơ sở

B. 85% đơn vị cấp huyện và 85% trở lên tổ chức Hội cơ sở

C. 80% đơn vị cấp huyện và 70% trở lên tổ chức Hội cơ sở

D. 85% đơn vị cấp huyện và 75% trở lên tổ chức Hội cơ sở     

Câu 4: Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai lần thứ IX đã bầu ai làm Chủ tịch Hội?

A. Đồng chí Hoàng Thị Bích Hằng                  B. Đồng chí Võ Văn Phi

C. Đồng chí Ngô Ngọc Thanh                             D. Đồng chí Trần Như Độ

Câu 5: Hiện nay, ai là Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai?

A. Đồng chí Hoàng Thị Bích Hằng           B. Đồng chí Võ Văn Phi

C. Đồng chí Ngô Ngọc Thanh                   D. Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh

Câu 6: Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai lần thứ IX được tổ chức từ ngày tháng năm nào?

A. Từ ngày 12/11/đến 13/11/2018

B. Từ ngày 11/12 đến 13/12/2018

C. Từ ngày 20/9 đến 22/9/2018                      

Câu 7: Chủ đề của Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023 là gì?

A. Đoàn kết - đổi mới - sáng tạo - hội nhập - phát triển bền vững

B. Dân chủ - đoàn kết - đổi mới - hội nhập - phát triển

C. Đoàn kết - sáng tạo - chủ động - hội nhập - phát triển bền vững

D. Đoàn kết - hợp tác - hội nhập - phát triển

Câu 8. Hội Nông dân Việt Nam được tổ chức theo mấy cấp?

A. 3 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; và cấp huyện.

B. 4 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp huyện; và cấp xã, phường, thị trấn.

C. 5 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp huyện; cấp cơ sở và cấp ấp, khu vực.

D. 6 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp huyện; cấp cơ sở; cấp ấp, khu vực và cấp tổ Hội.

Câu 9. Đề án số 01-ĐA/HNDTW ngày 09/4/2019 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về Ủy ban kiểm tra Hội nông dân các cấp nhiệm kỳ 2018 – 2023 quy định số lượng ủy viên Ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp tỉnh là bao nhiêu?

A. 3 hoặc 4 ủy viên                                B. 4 hoặc 5 ủy viên

C. 5 hoặc 6 ủy viên                                D. 5 hoặc 7 ủy viên

Câu 10. Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Hội (khóa VII) ban hành Nghị quyết số mấy về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới?

A. Nghị quyết số 03 -NQ/HNDTW       C. Nghị quyết số 05 -NQ/HNDTW

B. Nghị quyết số 04 -NQ/HNDTW        D.Nghị quyết số 06 -NQ/HNDTW

Câu 11. Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 31/12/2021 của Tỉnh ủy Đồng Nai về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 quy định mục tiêu cụ thể phấn đấu đạt đến năm 2025 gồm nội dung nào sau đây?

A. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 50% tổng giá trị toàn ngành

B. Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đạt khoảng 2% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

C. Tỷ lệ lao động trực tiếp sản xuất tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình sản xuất ứng dụng công nghệ cao được tập huấn về các quy trình, kỹ thuật vận hành sản xuất công nghệ cao đạt 100%

D. Cả A và C

Câu 12. Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 31/12/2021 của Tỉnh ủy Đồng Nai về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 quy định giải pháp nào sau đây để phát triển thị trường nông sản?

A. Nâng cao chất lượng điều hành thị trường và nâng cao năng lực dự báo, định hướng thị trường

B. Tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản đồng thời khai thác tốt thị trường tiêu thụ trong nước

C. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, phổ biến về quan điểm chủ trương và khuyến khích người tiêu dùng quan tâm, sử dụng những sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hữu cơ

D. Cả 3 giải pháp trên

Câu 13. Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 31/12/2021 của Tỉnh ủy Đồng Nai về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 giao Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội nhiệm vụ nào sau đây?

A. Phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức tuyên truyền sâu rộng

B. Phối hợp với các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

C. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra có hiệu quả việc thực hiện kế hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

D. Phối hợp xây dựng và ban hành các nghị quyết nhằm cụ thể hóa các chính sách, quy định của Trung ương về hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

Câu 14. Quyết định số 2867/QD-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đề ra quan điểm phát triển nào sau đây?

A. Tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp quá mức vào tự nhiên; sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.

B. Phát triển tích hợp, đa ngành, có điều phối liên kết vùng, liên kết ngành gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng; tận dụng tối đa các cơ hội và lợi thế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng thị trường nông sản.

C. Xây dựng nền nông nghiệp đa chức năng, vừa sản xuất nông sản hàng hóa vừa kết hợp phát triển du lịch sinh thái và tạo cảnh quan môi trường tốt đẹp cho con người; nông sản phải được sản xuất theo tiêu chuẩn GAP; áp dụng công nghệ cao trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp, từ chọn, tạo, sản xuất giống đến sản xuất và chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản.

D. Cả 3 nội dung trên.

Câu 15. Theo Quyết định số 2867/QD-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 lĩnh vực trồng trọt có nội dung nào sau đây?

A. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,02%/năm. Giá trị sản xuất đạt 17.192 tỷ đồng

B. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,2%/năm. Giá trị sản xuất đạt 17.000 tỷ đồng

C. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,4%/năm. Giá trị sản xuất đạt 18.000 tỷ đồng

D. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,5%/năm. Giá trị sản xuất đạt 18.000 tỷ đồng

Câu 16. Theo Quyết định số 2867/QD-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 về xã hội có nội dung nào sau đây?

A. Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 110 triệu đồng/người/năm.

B. Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt tối thiểu 75%.

C. Đào tạo khoa học, kỹ thuật, đặc biệt đối với cán bộ chuyên sâu, các THT/HTX trong lĩnh vực thủy sản về ứng dụng công nghệ số, công nghệ sinh học trong quản lý thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chọn giống, dịch bệnh, dinh dưỡng, môi trường nuôi thủy sản đến năm 2030 phấn đấu đạt khoảng 20%.

D. Cả B và C

Câu 17. Theo Quyết định số 2867/QD-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Hội Nông dân tỉnh được phân công nhiệm vụ nào sau đây?

A. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện củng cố bộ máy tổ chức phòng chống thiên tai từ tỉnh đến các huyện, xã.

B. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu triển khai thực hiện Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

C. Tăng cường tuyên truyền các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững như: Chính sách về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chính sách về nông nghiệp hữu cơ; chính sách về hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành GAP; Chương trình Mỗi xã một sản phẩm;...

D. Cả 3 nội dung trên.

II. PHONG TRÀO SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI, CHI TỔ HỘI NGHỀ NGHIỆP (5 câu)

Câu 1: Việc bình xét, thẩm định, công nhận và cấp giấy chứng nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở các cấp được thực hiện như thế nào?

A. Do cấp Trung ương bình xét, thẩm định, công nhận và cấp giấy chứng nhận cho tất cả các danh hiệu 

B. Do cấp tỉnh bình xét, thẩm định, công nhận và cấp giấy chứng nhận cho tất cả danh

C. Do cấp tỉnh bình xét, thẩm định, công nhận và cấp giấy chứng nhận cho tất cả danh hiệu.

D. Danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở cấp nào do cấp đó bình xét, thẩm định, công nhận và cấp giấy chứng nhận

Câu 2: Trong Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW ngày 5/8/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam (khóa VII) về "Đẩy mạnh xây dựng chi HND nghề nghiệp, tổ HND nghề nghiệp” có bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp?

A. 5 nhiệm vụ, giải pháp                        C. 7 nhiệm vụ, giải pháp

B. 6 nhiệm vụ, giải pháp                        D. 8 nhiệm vụ, giải pháp

Câu 3. Trong Mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW, hằng năm, mỗi cơ sở Hội thành lập mới bao nhiêu tổ Hội Nông dân nghề nghiệp trở lên?

A. 01 tổ Hội Nông dân nghề nghiệp       C. 03 tổ Hội Nông dân nghề nghiệp

B. 02 tổ Hội Nông dân nghề nghiệp       D. 04 tổ Hội Nông dân nghề nghiệp

Câu 4: Theo quy định, số thành viên ít nhất để thành lập một chi Hội Nông dân nghề nghiệp là bao nhiêu người?

A. 10 người                                            C. 13 người

B. 12 người                                            D. 15 người

Câu 5: Mô hình chi Hội nông dân nghề nghiệp 5 trong 1 gồm các thành phần nào?

A. Nông dân – Hợp tác xã – doanh nghiệp

B. Nông dân – Hợp tác xã – doanh nghiệp - Chi bộ hoặc Tổ Đảng

C. Bí thư Chi bộ ấp hoặc Trưởng ấp - Chi bộ Đảng - Chi Hội Nông dân nghề nghiệp- Hợp tác xã - Doanh nghiệp

D. Chủ tịch Hội Nông dân - Chi bộ Đảng - Chi Hội Nông dân nghề nghiệp- Hợp tác xã - Doanh nghiệp

III. XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (10 câu)

Câu 1: Theo Chỉ tiêu chủ yếu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 10/12/2020 của Tỉnh ủy), đến cuối năm 2025 có bao nhiêu % xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao?

A. 85% số xã                                         C. 95% số xã

B. 90% số xã                                          D. 100% số xã

Câu 2. Theo Chỉ tiêu chủ yếu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 10/12/2020 của Tỉnh ủy), đến cuối năm 2025 có ít nhất bao nhiêu huyện hoàn thành nông thôn mới nâng cao?

A. 4 huyện                                             C. 6 huyện

B. 5 huyện                                             D. 7 huyện

Câu 3. Theo Chỉ tiêu chủ yếu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 10/12/2020 của Tỉnh ủy), đến cuối năm 2025, huyện nào hoàn thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu?

A. Huyện Vĩnh Cửu                               C. Huyện Xuân Lộc

B. Huyện Trảng Bom                             D. Huyện Cẩm Mỹ

Câu 4. Theo Chỉ tiêu chủ yếu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 10/12/2020 của Tỉnh ủy), đến cuối năm 2025, có bao nhiêu % dân số nông thôn sử dụng nước sạch theo chuẩn QC02?

A. 85%                                                  C. 95%

B. 90%                                                   D. 100%

Câu 5. Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, giai đoạn 2021 – 2025” giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam được ký ngày tháng năm nào?

A.  Ngày 08 tháng 11 năm 2021            C. Ngày 08 tháng 12 năm 2021

B. Ngày 18 tháng 11 năm 2021              D. Ngày 18 tháng 12 năm 2021

Câu 6. Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, giai đoạn 2021 – 2025” sẽ hợp tác với bao nhiêu nội dung lớn?

A. 3 nội dung                                         C. 5 nội dung

B. 4 nội dung                                         D. 6 nội dung

Câu 7. Xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Đồng Nai cũng như của cả khu vực phía Nam là xã nào, thuộc huyện nào?

A. Xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc       C. Xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu

B. Xã Bình Lộc, Tp. Long Khánh          D. Xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ

Câu 8. Đến hết năm 2021, toàn tỉnh Đồng Nai có bao nhiêu xã được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu?

A. 7 xã                                                   C. 9 xã

B. 8 xã                                         D. 10 xã

Câu 9. Sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao đầu tiên của tỉnh Đồng Nai là sản phẩm nào sau đây?

A. Bột ca cao nguyên chất 3 trong 1, Công ty TNHH Cacao Trọng Đức

B. Khoai môn sấy, Cty TNHH TMSX Thuận Hương

C. Hạt sen sấy bơ, HTX DVNN Trường Phát

D. Cao an xoa, HTX An Hòa Hưng

Câu 10. Lũy kế đến hết năm 2021, tỉnh Đồng Nai có bao nhiêu sản phẩm đạt chuẩn OCOP?

A. 94 sản phẩm                                      C. 96 sản phẩm

B. 98 sản phẩm                                      D. 100 sản phẩm

IV. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ TẬP THỂ (5 câu)

Câu 1: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

A. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

B. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.

C. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

D. Tất cả các hành vi trên.

Câu 2: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định bao nhiêu nguyên tắc bảo vệ môi trường?

A. 4 nguyên tắc                                      C. 6 nguyên tắc

B. 5 nguyên tắc                                      D. 7 nguyên tắc

Câu 3.  Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định từ Điều 90 đến Điều 96 về nội dung gì?

A. Bảo vệ môi trường nước               C. Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

B. Bảo vệ môi trường không khí       D. Ứng phó với biến đổi khí hậu

Câu 4: Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định bao nhiêu nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hợp tác xã?

A. 7                                                        C. 9

B. 8                                                        D. 10

Câu 5: Nghị quyết số 10-NQ/HNDTW ngày 27/7/2020 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VII) có nội dung gì?

A. Đẩy mạnh xây dựng chi HND nghề nghiệp, tổ HND nghề nghiệp

B. Tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên Hội Nông dân Việt Nam

C. Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2020 – 2025

D. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới

V. QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN VÀ VAY VỐN NGÂN HÀNG (10 câu)

Câu 1: Hệ thống tổ chức Quỹ Hỗ trợ nông dân được hình thành mấy cấp? Cấp nào?

A. 1 cấp (Trung ương)                  C. 3 Cấp (Trung ương, tỉnh, huyện).            

B. 2 cấp (Trung ương, tỉnh)         D. 4 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã).

Câu 2: Hiện nay, các cấp Hội Nông dân tổ chức vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân để làm gì?

A. Chi trong tổ chức các hoạt động của Hội.

B. Làm từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ hội nông dân.

C. Tổ chức cho hội viên nông dân vay phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu.

D. Khen thưởng những hội viên nông dân tiêu biểu.

Câu 3: Hướng dẫn số 841-HD/HNDTW ngày 11/9/2013 về Hướng dẫn vận động và quản lý nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân do Hội Nông dân cấp xã vận động được quy định gì về việc quản lý nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân do Hội Nông dân cấp xã vận động?

A. Nguồn vốn do Hội Nông dân cấp xã vận động được phải chuyển toàn bộ về UBND cấp xã nợi vận động và Hội Nông dân phải có phương án triển khai trình UBND cấp xã đối với số vôn vận động này.

B. Nguồn vốn do Hội Nông dân cấp xã vận động được phải chuyển toàn bộ về Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện để quản lý và cho vay theo quy định.

C. Nguồn vốn do Hội Nông dân cấp xã vận động được để lại cho Hội Nông dân xã cho hội viên nông dân vay theo quy chế do Hội Nông dân xây dựng và đảm bảo theo quy định của pháp luật.

D. Nguồn vốn do Hội Nông dân cấp xã vận động được sẽ bổ sung vào kinh phí hoạt động của Hội hàng năm.

Câu 4: Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện?

A. UBND cấp tỉnh.            C. Hội Nông dân cấp huyện.

B. UBND cấp huyện          D. Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp huyện.

Câu 5: Theo quy định tại Hướng dẫn số 82-HD/QHTTW ngày 22/12/2014 về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân có quy định về công tác bình xét hộ vay tại các chi, tổ Hội. Theo các anh/chị, tỷ lệ hội viên nông dân tại chi, tổ Hội phải đạt bao nhiêu % mới đảm bảo đủ điều kiện bình xét hộ tham gia dự án?

A. Từ 50% hội viên trở lên                    C. Phải đạt 100% hội viên tham gia

B. Từ 75% hội viên trở lên          D. Không có quy định cụ thể

Câu 6. Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội yêu cầu các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt công tác nào sau đây?       

A. Thực hiện tốt công tác nhận uỷ thác của Ngân hàng Chính sách xã hội, nắm chắc tình hình sử dụng vốn của người vay.        

B. Thực hiện tốt công tác vận động vì người nghèo nhằm bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội.        

C. Thực hiện tốt mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.  

D. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Câu 7. Theo Kết luận 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nhiệm vụ nào sau đây của Măt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội cần tập trung thực hiện?

A. Thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.        

B. Thực hiện tốt công tác nhận ủy thác của NHCSXH.       

C. Tiếp tục triển khai, mở rộng cuộc vận động vì người nghèo nhằm bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

D. Tất cả các phương án trên.     

Câu 8. Kết luận 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội yêu cầu đơn vị nào phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội trong quản lý, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội?

A. Các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.   

B. Ủy ban Dân tộc, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.         

C. Các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.       

D. Bộ Tài chính, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Câu 9. Theo Kết luận 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nội dung nào sau đây không thuộc trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội?      

A. Hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn.     

B. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, thu hồi nợ đến hạn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả  

C. Phối hợp với NHCSXH phát triển các sản phẩm, dịch vụ tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác

D. Làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình.

Câu 10. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư chỉ đạo cơ quan, tổ chức nào thực hiện nhiệm vụ “ Mở rộng cuộc vận động vì người nghèo để huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội”?         

A. Hội đồng nhân dân các cấp    

B. Ủy ban nhân dân các cấp        

C. Mặt trận Tổ quốc

D. Tất cả các phương án trên

VI. KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP (10 câu)

Câu 1. Trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian cách ly là gì?

A. Thời gian từ lúc thu hoạch đến khi cho phép thu hoạch

B. Thời gian từ lúc phun thuốc đến lúc được phép vào ruộng

C. Thời gian cho phép phun thuốc lần cuối cùng đến khi thu hoạch

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 2. Trong sản xuất rau an toàn, sử dụng phân hữu cơ sinh học trường hợp nào sau đây là phù hợp nhất?

A. Dùng để bón lót thay thế phân chuồng

B. Đã bón phân chuồng nhưng chưa hoai mục

C. Thay thế phân NPK

D. Dùng để bón thúc đợt 1 với các loại phân bón khác

Câu 3. Yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong giai đoạn mới trồng ca cao là?

A. Phân bón.

B. Phòng trừ sâu bệnh.

C. Che bóng.

D. Làm cỏ.

Câu 4.  Rệp sáp gây hại trên cây cà phê bằng cách nào?

A. Sống tập trung thành từng đám bám chặt vào các ngọn non, cuống lá, gié bông, chùm trái, kẽ cành hoặc mặt dưới lá, chích hút nhựa làm lá và quả héo khô, rụng non.

B. Rệp có thể chui xuống đất bám vào hút dịch ở gốc thân, cổ rễ.

C. Rệp cắn đứt cuống quả làm rụng quả non.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Bệnh viêm da ni cc gia súc do loi mm bnh nào gây nên?

A. Vi rút

B. Vi khuẩn

C. Ký sinh trùng

D. Côn trùng

Câu 6: Theo dải vạch màu trên nhãn sản phẩm độ độc cao nhất của thuốc bảo vệ thực vật là màu gì?

A. Màu đỏ               B. Màu vàng          C. Màu xanh          D. Cả 3 màu

Câu 7. Việc sử dụng thức ăn chăn nuôi đảm bảo là?

A. Thức ăn tận dụng chưa qua xử lý nhiệt.

B. Thức ăn chăn nuôi phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, không gây hại cho động vật và người sử dụng sản phẩm động vật.

C. Thức ăn có pha chất tạo nạc.

D. Thức ăn có chất tạo màu dùng trong công nghiệp.

Câu 8. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm những trường hợp nào dưới đây không được giết mổ vật nuôi làm thực phẩm theo quy định?

A. Động vật nghi mắc bệnh và có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm.

B. Động vật đã sử dụng thuốc nhưng chưa đủ thời gian ngừng thuốc cần thiết theo hướng dẫn của nhà sản xuất

C. Động vật mới tiêm phòng vắc xin chưa đủ 15 ngày.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 9: Sản phẩm chiết xuất từ sinh vật được sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là?

A. Sản phẩm chiết xuất từ Yucca Schidigera

B. Sản phẩm chiết xuất từ tỏi, từ gừng, từ nghệ.

C. Chitosan-oligosaccharide

D. Cả 3 sản phẩm trên

Câu 10. Các hóa chất nào sau đây bị cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT?

A. Chloramphenicol

B. Chlorpromazine

C. Colchicine

D. Cả 3 sản phẩm trên

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  Thí sinh truy cập vào website của Hội thi tại địa chỉ: http://thitructuyen-hnd.dongnai.gov.vn hoặc đăng nhập thông qua mã quét QR, trên các thiết bị điện tử có kết nối Internet (máy tính hoặc thiết bị di động).

qrcode_hnd.png

  Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký duy nhất 01 tài khoản dự thi với số điện thoại của mình. Sau khi thực hiện xong bài thi, thí sinh đăng ký các thông tin cơ bản để nộp bài và làm cơ sở để Ban Tổ chức Hội thi xét trao giải thưởng.

  Thông tin phải đảm bảo chính xác theo Giấy khai sinh (hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân) gồm:

+ Họ và tên.

+ Ngày, tháng, năm sinh.

+ Tên cơ quan, đơn vị, hoặc địa chỉ nơi cư trú.

+ Số căn cước công dân.

+ Email (nếu có)

  Thông tin thí sinh đăng ký là căn cứ để Ban Tổ chức Hội thi xét trao giải. Ban Tổ chức Hội thi sẽ không công nhận kết quả đối với thí sinh có nhiều tài khoản hoặc có bất kỳ thông tin đăng ký nào sai lệch với thực tế.

  Sau khi đăng nhập thành công, thí sinh vào mục “Dự thi” để làm bài thi.

  Thí sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm (dưới hình thức chọn 01 đáp án đúng nhất).

  Sau khi kết thúc bài thi của mình theo đúng thời gian quy định, thí sinh thực hiện thao tác “Nộp bài thi” để gửi về Ban Tổ chức.

  Mỗi đợt thi, thí sinh có thể tham gia tối đa 3 lần, điểm thi cuối cùng sẽ được tính cho lần thi có số điểm cao nhất.

 

THÔNG TIN CUỘC THI


Thể lệ cuộc thi
Giải thưởng
Hướng dẫn